Trang
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
Nghệ thuật thư pháp trong ngày Tết cổ truyền
Thư pháp là nét đẹp đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Viết thư pháp để chơi, để cho, hay để bán... đều đòi hỏi sự đam mê và khả năng sáng tạo của nghệ nhân. Ngày Tết bàn về nghệ thuật thư pháp, không thể không tìm đến các góc phố của ông đồ.
Đỏ và đen là hai sắc màu đặc trưng của thư pháp. Riêng thư pháp ngày Tết có thêm sự góp mặt của sắc vàng bởi quan niệm may mắn đầu năm. Nếu như ông đồ xưa tung hoành nét bút trên mành tre, giấy gió; thì ngày nay, các con chữ được vẽ vời trên cả những chất liệu như gỗ, đá, vải. Mỗi màu sắc, chất liệu đều mang đến cảm xúc cho người cầm bút. Sự phát triển của nhịp sống hiện đại không làm mất đi sự say mê sáng tạo của những ông đồ, đặc biệt là những ông đồ trẻ.
Thư pháp hiện nay được viết bằng cả chữ Việt và chữ Hán. Chữ Việt khá thịnh hành bởi người viết dễ viết, người thưởng thức dễ hiểu. Tuy nhiên, thư pháp chữ Hán vẫn được yêu thích và giữ một vị trí quan trọng. Ẩn trong những con chữ tinh túy và đa nghĩa đều là những nét sổ, nét ngang, nét chấm, nét phẩy cẩn trọng. Nhìn chữ, có thể hiểu được đặc điểm, tài năng, đức độ của người viết. Còn người xem thì nâng tầm hiểu biết qua các lớp nghĩa. Trong thư pháp, cái thú vị nhất của người viết là được phác bút ra những câu mình tâm đắc.
Ngày Tết, nội dung của thư pháp thường là những lời chúc an lành; những câu nói tình nghĩa về quan hệ : cha mẹ- con cái, vợ- chồng, thầy- trò... Bên cạnh đó là các con chữ thể hiện phúc, tài, lộc. Đối với người Việt, cho và nhận chữ đầu năm là một mỹ tục. Thế nên, thư pháp còn mang cả giá trị phi vật thể, không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
"Kiếm một cơi trầu thưa với cụ. Xin đôi câu đối để thờ ông" , thư pháp trong ngày Tết cũng trang trọng như "cơi trầu" mà ông bà ta quan niệm. Cái tâm của người cầm bút thổi hồn vào con chữ. Cái đức của người thưởng thức là sự trân trọng cái tâm ấy.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội hiện đại, thư pháp không còn là món quà Tết thiết yếu như xưa. Tuy nhiên, đối với nhiều người, có một câu đối đỏ treo nhà trong ngày Tết cũng đủ thấy mùa xuân đã về.
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Chiêm ngưỡng những bức Thư pháp đẹp nhất VN
250 bức Thư pháp, Thư hoạ là sản phẩm của gần 50 Thư pháp gia thuộc mọi thế hệ (độ tuổi từ 25 đến 90), đến từ mọi miền đất nước, thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như giấy dó, giấy tuyên, giấy xuyến chỉ, khắc gỗ, gò đồng, sứ, hoa tươi.
Trong đó, nhiều tác phẩm lần đầu ra mắt công chúng đã gây ấn tượng mạnh. Chẳng hạn, bức Thư pháp Chiếu dời đô bằng đồng, cuốn sách Bình Ngô Đại Cáo nặng 200kg, dài 1,6m, rộng 1,1m. Bức Ngũ bình sơn mài chạm khắc phong cảnh Thủ đô và những áng thơ văn nổi tiếng về Hà Nội, Thư pháp trên gốm, hoành phi…
Tại lễ khai mạc triển lãm Thư pháp chiều 4/10, BTC còn giới thiệu một số màn trình diễn viết Thư pháp gắn với các tích truyện lịch sử từng được sân khấu hoá như viết chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” trên lá cờ lớn, tái hiện khung cảnh Trần Quốc Toản ra quân. Viết 6 chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” trên lá cây dựng lại câu chuyện lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, viết 3 chữ “Tả Thanh Niên” ghi trên Tháp Bút và đối chữ.
Triển lãm Thư pháp do Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám kết hợp với Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, các nghệ nhân, làng nghề tổ chức.
Xin giới thiệu tới độc giả một số bức Thư pháp độc đáo:
Cuốn sách "Bình Ngô Đại Cáo" nặng 200kg. |
Viết Thư pháp trên lá: "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi Thần". |
Các nhà Thư pháp thể hiện tài viết chữ của mình ngay trong lễ khai mạc. |
Khá nhiều người quan tâm tới bức Thư pháp Chiếu dời đô bằng đồng. |
6 chữ: Phá cường địch, báo hoàng ân. didi cooking games |
Những Bức Thư Pháp Đẹp
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Ta sẽ nhớ trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây ta có cả vui sầu
Thơ: Bùi Giáng
Y8 Sponge Bob Square Pants Dutchmans Dash games